Cây gỗ mun có tên khoa học là Diospyro – Loài cây thuộc họ thị, chiều cao khi cây trưởng thành đạt từ 10 – 15m. Thường thì các cây mun có phần gốc bạnh vè, phần vỏ đen và các vết nứt dọc thân. Vậy cụ thể gỗ mun có tốt không? Nó có những đặc tính sinh trưởng nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé
Gỗ mun là gì?
Gỗ mun là loại gỗ có màu đen và được khai thác từ những cây gỗ thuộc họ thị. Ở Việt Nam, loại gỗ này thường được những người đi rừng khai thác từ cây mun nên nó cũng được gọi luôn là gỗ mun.
Hình ảnh cây gỗ mun trong tự nhiên
Theo đánh giá của các chuyên gia, gỗ mun là loại gỗ cao cấp và thường được sử dụng để sản xuất các loại nội thất cao cấp, sản phẩm mỹ nghệ có giá trị cao,… Do vậy, cũng không ít những người muốn sở hữu những món đồ được làm từ gỗ mun cao cấp để làm giàu thêm bộ sưu tập của mình.
Gỗ mun có mấy loại?
Gỗ mun được chia thành những loại sau:
- Gỗ mun sừng: Có màu đen, trọng lượng nặng tương đương với gỗ trắc. Độ cứng cao nhưng cực kỳ giòn.
- Gỗ mun đen: Độ bóng lớn, mang tính thẩm mỹ cao mà hiếm loại gỗ nào có được. Nhưng nhược điểm của nó là dễ xuất hiện các vết chân chim nếu được để trong điều hòa quá lâu hoặc khi có sự thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột.
- Gỗ mun sọc: Có phần vân màu xanh, sau một thời gian sử dụng sẽ bị mất đi màu xanh và có màu đen tự nhiên như những loại gỗ thông thường.
- Gỗ mun hoa: Gỗ mun hoa là gì? Đây là loại gỗ có độ cứng cao, giòn, có giá bán tương đối cao trên thị trường. Căn cứ vào nguồn gốc mà người ta chia gỗ mun hoa thành gỗ mun hoa Lào, gỗ mun hoa Gia Lai, gỗ mun hoa Nam Phi,…
- Gỗ mun da báo: Có vân gỗ là các viền đen giống như da con báo. Là loại gỗ thuộc hàng quý hiếm và ít được lưu thông trên thị trường.
Hình ảnh mắt cắt lõi của gỗ mun đen
Đặc điểm, đặc tính sinh trưởng của gỗ mun
Những khối gỗ mun được khai thác trong tự nhiên có đặc điểm sau:
- Bề mặt gỗ bóng mịn, hiếm có loại gỗ nào sánh được.
- Gỗ mun không có các tom gỗ – các ống nhỏ li ti thường xuất hiện trên bề mặt của những loại gỗ thông thường.
- Màu sắc sang trọng, chất lượng được đánh giá cao nên có nhiều ứng dụng trong thực tế.
Tuy vậy, gỗ mun cũng còn tồn tại một số nhược điểm sau:
- Dễ bị xuất hiện các vết chân chim khi có sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ môi trường.
- Nếu không may bị mối mọt xâm nhập gỗ rất dễ bị hư hỏng từ trong ra ngoài (tức là nếu mối mọt tấn công từ lõi gỗ thì sẽ khiến cả khối gỗ bị hỏng).
Gỗ mun thuộc nhóm gỗ loại mấy?
Theo Quyết định số 2198/CNR ngày 26/11/1997 và quyết định 334/CNR ngày 10/5/1988 của Bộ Lâm Nghiệp thì gỗ mun được phân vào nhóm gỗ loại I tương tự như nhiều loại gỗ quý hiếm khác như: Gỗ hương, gỗ gụ, gỗ cây muồng đen, gỗ cẩm lai, gỗ hoàng đàn,..
Gỗ mun được phân vào nhóm gỗ loại I
Hướng dẫn cách phân biệt gỗ mun thật giả
Để phân biệt gỗ mun thật – giả bạn có thể căn cứ vào những yếu tố sau:
Yếu tố so sánh | Gỗ mun thật | Gỗ mun giả |
Đặc điểm bên ngoài | – Có các sọc màu xanh đen.
– Để lâu trong không khí sẽ bị biến thành màu đen bóng. |
– Màu sắc nhạt hơn.
– Các vân gỗ nhợt màu, không biến đổi khi để lâu trong không khí. |
Đặc điểm phần đế | Khi cắt nhẹ phần đế sẽ thấy các vân gỗ tuyệt đẹp một cách tự nhiên. | Vân gỗ không đẹp, nhìn có cảm giác rất nhân tạo (có thể là được phun sơn hoặc do sử dụng loại gỗ giả không chuẩn) |
Qua khối lượng gỗ | Cầm chắc, nặng tay | Nhẹ |
Đến nay, công dụng của gỗ mun lại được mở rộng hơn nữa khi mà nó được sử dụng trong lĩnh vực điêu khắc, sản xuất đồ nội thất cao cấp như: Bàn ghế, sập, sàn gỗ,…. cùng nhiều sản phẩm mỹ nghệ có giá trị kinh tế khác.
Gỗ mun có tốt không? Ứng dụng trong cuộc sống
Gỗ mun có tốt không là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Thực tế, mun là loại gỗ ít mối mọt, mục nát và tương đối bền bỉ trước các tác động của tự nhiên. Đặc biệt, thời gian sử dụng càng lâu thì gỗ càng thêm phần sáng bóng, không bị cong vênh, trầy xước bởi gỗ vô cùng cứng chắc.
Để nén được một lỗ sâu 1cm trên bề mặt gỗ mun sừng thì phải cần tới 1,3 tấn. Còn đối với gỗ mun hoa, mun sọc thì tỷ trọng này sẽ giảm xuống đôi chút nhưng không đáng kể. Những con số này càng khẳng định hơn nữa độ bền bỉ chắc chắn của gỗ mun mà ít loại gỗ tự nhiên nào có được.
Ứng dụng của gỗ mun trong cuộc sống
Từ hàng ngàn năm trước, gỗ mun đã được sử dụng để xây dựng các lăng mộ ở Ai Cập cổ đại. Loại gỗ này được để chung với các đồ tế lễ vua và là một trong những loại vật liệu thể hiện tư duy của nhiều tôn giáo khác nhau như: Phật giáo, Thiên chúa giá, Đạo Hồi,… Cũng ở thời kỳ này, gỗ mun còn được sử dụng làm đồ nội thất, tạc tượng trang trí,….
Gỗ mun có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống