Gỗ mỹ nghệ Phù Khê – Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Phù Khê từ lâu đã nổi tiếng với nghề chạm khắc gỗ. Đến nay, đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê – Bắc Ninh càng được ưa chuộng hơn và được biết đến nhiều trên thị trường quốc tế.

Từ xa xưa, Phù Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh thuộc vùng Kinh Bắc, nơi lưu giữ nhiều giá trị truyền thống và có nhiều làng nghề hoạt động. Theo sự phát triển của thời đại, các làng nghề tại Bắc Ninh nói chung đến làng nghề chạm khắc gỗ Phù Khê nói riêng ngày càng phát triển và nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương.  Làng thờ tổ nghề là ông Nguyễn An, mùng 7 tháng giêng âm lịch hàng năm các phường thợ trong làng làm lễ cúng tế tổ nghề.

Trải qua gần 800 năm lịch sử, những sản phẩm được chạm rồng của Phù Khê vẫn được những người trong nghề đánh giá là mềm mại, tinh tế nhưng rất cá tính trong hình dáng đường nét. Các hoa văn trang khí được tạo bởi các người thợ lành nghề cũng xoay quanh những hoa văn truyền thống như “Long – Ly – Quy – Phượng” hay “Tùng – Cúc – Trúc – Mai”. Trải qua thăng trầm lịch sử, nghề chạm khắc gỗ Phù Khê vẫn lưu giữ được những giá trị tinh hoa của sản phẩm truyền thống.

Gỗ mỹ nghệ Phù Khê - Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Hình chạm khắc rồng trên gỗ Phù Khê

Quay ngược lại dòng lịch sử, thợ Phù Khê từ xưa đã có tay nghề cao, được Vua hết sức tán thưởng. Người Phù Khê đã góp tài năng của mình, làm nên những công trình kiến trúc có giá trị như: chùa Bút Tháp, chùa Lim, chùa Tây Phương, đình Điềm Xá, đình Đình Bảng, đền Ngọc Sơn… Hiện tại, đình làng Phù Khê còn lưu giữ sắc phong của vua ban vì người Phù Khê đã có công lớn trong việc xây dựng cung đình, lăng tẩm. Làng Phù Khê có khoảng 1.900 hộ sản xuất đồ gỗ, chiếm 70% số hộ sản xuất trong làng.

Gỗ mỹ nghệ Phù Khê - Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Chạm khắc gỗ Phù Khê

Với những thành tựu và những đóng góp của làng nghề, ngày 19/1/2016, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký Quyết định số 246/QĐ- BVHTTDL công nhận nghề chạm khắc gỗ Phù Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đây không chỉ là bước tiến của làng nghề mà còn là động lực khiến những người thợ trong làng nghề cùng nhau gìn giữ nét đẹp truyền thống làng nghề của cha ông để lại.

Share:

Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *