Quan Công tên thật là Quan Vũ, tự là Trường Sinh sau đổi thành Vân Trường, người làng Giải Lương, thuộc tỉnh Hà Đông, Trung Quốc. Ông là nhân vật lịch sử Trung Quốc được biết đến nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là trong các đền đài và gia đình Người Hoa. Trong dân gian xem ông như một biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa và trung thành, luôn chống lại kẻ ác và sẵn sàng bảo vệ những người bị áp bức.
Nhân Vật Quan Công cũng được hình tượng hóa trong tác phẩm Tam Quốc Diễn nghĩa của La Hán Trung, sau này đã được chuyển thể qua nhiều dạng loại hình nghệ thuật khác. Ngày nay tượng quan Công được đặt trong nhà như một vị thánh chuyên trấn áp hung khí và chống tà ma ngoại đạo.
Ý nghĩa phong thủy của tượng quan công
Tượng gỗ Quan Công vốn đã mang sẵn ý nghĩa phong thủy. Gỗ là vật liệu mang âm khí, sự hiện hữu của một vật phong thủy mang âm khí giúp điều hòa khí huyết trong ngôi nhà. Âm dương hòa quện lấy nhau tạo thành một khối sinh khí thống nhất, bảo vệ và che chở cho những người trong nhà. Đi may về lành, bước chân vào gia đình cũng luôn cảm thấy an toàn, tiêu diệt sát khí, mọi người hòa thuận.
Nếu ai đã từng đọc hoặc xem Tam quốc diễn nghĩa chắc chắn biết tới Quan Công hay còn gọi là Quan Vũ, Vân Trường. Ông là một tướng giỏi góp công lớn vào việc lập Hán Thục, phò Lưu Bị. Hình ảnh những bức tượng Qua Công gỗ cưỡi ngựa được người xưa lưu truyền tới ngày nay và chúng trở thành những vật phẩm phong thủy có ý nghĩa tinh thần to lớn.
Quan Công đại diện cho những người bảo vệ lẽ phải, chống lại những kẻ chuyên áp bức, bóc lột người khác, nhất là những người dân nghèo. Sức mạnh phi thường, sự oai nghiêm lẫm liệt của ông mang tới niềm vui, sự hạnh phúc và bình an cho mọi người. Ngày nay, người ta sử dụng tượng Quan Công ngụ ý muốn khẳng định vị trí của mình trong xã hội, thích hợp là thần hộ thân cho những nhà kinh doanh, người làm to, làm chính trị,…
Tượng Quan Công phong thủy dù ở tư thế nào cũng toát lên thần thái của một vị tướng giỏi. Đặt tượng trong nhà giúp xua đuổi những điều không may, tránh được những điều dữ. Người sống trong gia đình cũng cảm thấy an tâm, tinh thần thoải mái. Điều này rất tốt cho cuộc sống và công việc.
Thần thái của tượng Quan công càng dữ thì hộ thân càng tốt, bảo vệ càng hiệu quả. Chú ý chọn những bức tượng ông cầm đao hoặc gươm sẽ uy nghi hơn và mạnh mẽ hơn. Như cách ông dùng những loại vũ khí đó để đẩy lùi cái xấu xa, sự bất công.
Tượng quan công nên đặt ở đâu?
Tượng Quan Công bằng gỗ nên đặt ở vị trí trên cao, gần cửa ra vào sẽ phát huy vai trò bảo hộ. Thứ nhất, vị trí trên cao khiến ai bước vào nhà hay vào phòng cũng phải ngước nhìn. Thể hiện sự oai phong, tầm ảnh hưởng lớn của người chủ. Thứ hai, tượng đặt trên cao là cách để ngài có thể quan sát xa hơn, rộng hơn vì thế mà bảo vệ ngôi nhà tốt hơn. Để gần cửa thì mọi điều xấu, điều dữ không thể xâm nhập vào bên trong mà bị đẩy lùi ra xa.
- Đặt tượng Quan Công ở tư thế nào trong nhà cũng có một năng lượng rất mạnh. Nên đặt gần phía cửa chính và trên cao vừa tầm mắt để tỏ lòng tôn kính.
- Nên đặt cây long đao sẵn sàng và thanh gươm bên thân mình ngài nếu như pho tượng có điêu khắc rời, vì hai vật này là vũ khí bất ly thân của ngài để đánh đuổi kẻ xấu.
- Đối với các nhà chính trị, giám đốc, quản lí thì nên đặt tượng quan công trên bàn làm việc hoặc sau lưng, họ sẽ nhận được sự bảo vệ mạnh mẽ nhất từ mãnh tướng này.
- Không cần thiết gia chủ phải nhang đèn tượng Quan Công, chỉ cần thành tâm tôn kính pho tượng là đủ. Điều cần thiết nhất đó là sự thành tâm của gia chủ để mang lại sức mạnh vốn có của pho tượng.
Lưu ý khi đặt tượng Quan Công:
Một số điều cấm kỵ khi đặt tượng Quan Công để tránh không mang lại tác dụng hay phạm phải những điều kiêng kỵ trong phong thủy:
- Không đặt tượng lung tung tùy tiện trong nhà hay ngoài sân vườn.
- Không đặt trực tiếp pho tượng xuống đất, để tượng nơi tăm tối ẩm thấp đó là điều bất kính.
- Không đặt tượng hướng vào những nơi thiếu trang nghiêm như nhà bếp, nhà tắm, phòng ngủ, nhà vệ sinh …
- Không cất giấu tượng trong các hộp kín, tủ, két sắt.