Gỗ bạch đàn có tốt không

Đặc tính sinh trưởng và đặc điểm hình thái của cây bạch đàn

Cây bạch đàn thích nghi được trong môi trường khí hậu khắc nghiệt nên được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Loài cây này đem lại nhiều lợi ích và được ứng phổ biến trong các lĩnh vực nội thất, sản xuất giấy, làm thuốc…

Đặc tính sinh trưởng:

  • Cây bạch đàn có tốc độ sinh trưởng khá nhanh và có khả năng thích nghi với nhiều loại đất cũng như môi trường khí hậu thay đổi thường xuyên.
  • Cây bạch đàn có thể cho thu hoạch trong vòng 6 đến 8 năm sau khi trồng.
Cây bạch đàn - Cách trồng, chăm sóc, những lợi ích to lớn cho sức khỏe
Cây bạch đàn

Đặc điểm hình thái:

  • Thân cây bạch đàn thường hình tròn, có chiều cao trung bình khoảng từ 10 đến 20 mét và đường kính thân trung bình khoảng từ 40-50 cm.
  • Vỏ cây có màu trắng, xám, mịn và nhẵn.
  • Phần lá có hình thon dài, màu lục nhạt xen kẽ các chấm vàng và dài khoảng 10-15cm.
  • Hoa của cây có màu vàng nhạt và mọc thành chùm dài tập hợp tại một nơi trên thân cây. Hoa từ tháng 1 đến tháng 3 và sau đó chuyển thành quả hình cầu xoắn.
  • Gỗ thành phẩm có màu trắng nhạt, đẹp, chịu lực tốt, thường được sử dụng làm ván ép, đồ nội thất và là nguyên liệu sản xuất các loại giấy.

Gỗ bạch đàn là gì?

Gỗ bạch đàn (tên khoa học là Eucalyptus) là một loại cây gỗ nhỏ có xuất xứ từ Australia và du nhập vào Việt Nam từ năm 1950. Bạch đàn thuộc họ Myrtaceae, thích hợp trồng thành rừng vì nếu sống riêng lẻ cây dễ làm khu đất đó trở nên khô cằn hơn.

Gỗ bạch đàn giá bao nhiêu 1 khối? Bảng giá gỗ bạch đàn 2023
Thông tin về gỗ bạch đàn

Loại gỗ này có màu sáng tươi tắn vì vậy thường được sử dụng để làm đồ nội thất, ván ép và các mặt hàng mỹ nghệ. Ngoài ra bạch đàn cũng sở hữu độ bền cao, dễ dàng gia công bàn ghế, giường, tủ. Đặc biệt tinh dầu chiết xuất từ lá có tác dụng rất tích cực với sức khỏe con người.

Phân loại các loại gỗ bạch đàn

Gỗ bạch đàn thường được phân loại theo từng loại dựa trên màu sắc và vân gỗ. Theo thống kê có tới hơn 700 loài trên thế giới, trong đó tại Việt Nam có 10 loại. Dưới đây là một vài thông tin chi tiết hơn về đặc điểm của những loại phổ biến nhất.

Gỗ bạch đàn đỏ

Gỗ bạch đàn đỏ có tên khoa học là Eucalyptus robusta, thường mọc thành rừng thuần. Loài này phân bố ở nhiều nơi trên cả nước do đặc tính chịu được thời tiết khắc nghiệt. Đây là một trong những loại gỗ bạch đàn đẹp nhất với màu đỏ nhạt nên thường được dùng để sản xuất đồ mỹ nghệ.

Gỗ Bạch Đàn Đỏ - Bloodwood - Gỗ ITT Việt Nam
Gỗ bạch đàn đỏ

Gỗ bạch đàn trắng

Cùng thuộc chi Eucalyptus, bạch đàn trắng còn được biết đến với tên khoa học là Eucalyptus camaldulensis. Theo tiêu chuẩn đánh giá của Bộ nông nghiệp, loại gỗ này được xếp vào nhóm VI với đặc tính mềm, chịu lực kém. Khi sử dụng bạch đàn trắng cần lưu ý tới khả năng dễ bị cong vênh và mối mọt.

NGUYÊN LIỆU TRE TRÚC : BÁN CÂY CỪ BẠCH ĐÀN,CÂY CHỐNG TẠI TPHCM
Gỗ bạch đàn trắng

Gỗ bạch đàn xoắn

Gỗ bạch đàn xoắn sau khi khai thác không thể trực tiếp sử dụng do bề mặt chưa được xử lý. Cần thời gian khoảng 1 2 tuần ươm gỗ trong mát để gỗ bớt cong và xoắn. Loại gỗ này thường được sử dụng để chế tác những sản phẩm như ghế, bàn, tủ và đồ trang trí.

Gỗ bạch đàn chanh

Tên khoa học của bạch đàn chanh là Eu.Citriodora. Đây là loại gỗ mềm có màu vàng nhạt, dễ gia công rất thích hợp để sản xuất đồ nội thất. Mức giá của bạch đàn chanh rất rẻ, đem lại hiệu quả kinh tế nhanh chóng. Ngoài ra loại gỗ này có mùi thơm tự nhiên rất tốt cho sức khỏe nên còn được ứng dụng nhiều trong y học.

Gỗ bạch đàn cầu vồng

Bạch đàn cầu vồng (Eucalyptus deglupta) là một loại cây khổng lồ phân bố chủ yếu ở Bắc bán cầu. Môi trường sống ưa thích của loài này là ở những khu rừng nhiệt đới có nhiều mưa. Lớp màu sắc này hoàn toàn tự nhiên do việc thay vỏ hàng năm của cây hình thành.

Thân cây 7 màu - VnExpress
Gỗ bạch đàn cầu vồng

Gỗ bạch đàn cầu vồng chủ yếu được dùng để làm bột sản xuất giấy. Cũng có một số người yêu thích sự độc đáo đem về trồng như cây cảnh. Ngoài ra chúng có thể được sử dụng để chế tác những sản phẩm mới lạ theo phong cách riêng.

Gỗ bạch đàn thuộc nhóm mấy? Các khu vực trồng trồng bạch đàn tại Việt Nam

Theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gỗ bạch đàn thuộc nhóm VI. Đây là tập hợp của những loại gỗ mềm, dễ dàng nhất trong việc gia công và cưa xẻ. Tuy nhiên đây cũng là nhược điểm bởi chúng không chịu được ngoại lực, rất dễ bị cong vênh. Ngoài ra khả năng kháng mối mọt và chống ẩm cũng khá kém nên cần bảo quản kỹ khi sử dụng.

Gỗ bạch đàn có tốt không? Ưu nhược điểm của gỗ bạch đàn
Gỗ bạch đàn thuộc nhón VI

Ở Việt Nam, các khu vực trồng trồng bạch đàn chủ yếu tập trung ở miền Bắc, chủ yếu là các tỉnh núi phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang và Cao Bằng. Ngoài ra, gỗ bạch đàn cũng được trồng ở một số khu vực khác ở Việt Nam như là ở Đà Lạt, thượng nguồn sông Đồng Nai, Thanh Hóa và Quảng Nam. Tuy nhiên, sản lượng trồng trọt ở những khu vực này không nhiều bằng so với khu vực miền Bắc.

Đặc điểm của gỗ bạch đàn

Nhắc tới gỗ bạch đàn không phải ai cũng biết được những điểm đặc trưng của loại gỗ này. Dưới đây là một số điểm khác biệt nhất mà bạn có thể dùng để phân biệt với những loại khác trên thị trường.

Thông tin chung và ứng dụng gỗ bạch đàn
Màu sắc và vân gỗ bạch đàn
  • Độ cứng: Gỗ bạch đàn được xếp vào danh sách những loại gỗ mềm và chịu lực kém nhất.
  • Màu sắc: Màu sắc của gỗ bạch đàn thường khác nhau tùy thuộc vào từng loại và nơi trồng. Đây cũng là yếu tố dùng để phân biệt một cách nhanh chóng. Ví dụ, gỗ bạch đàn đỏ có màu đỏ nâu sẫm, gỗ bạch đàn trắng có màu trắng sáng, gỗ bạch đàn chanh có màu vàng nhạt hoặc gỗ bạch đàn cầu vồng.
  • Vân gỗ: Vân gỗ của gỗ bạch đàn khá đặc biệt và không theo trật tự rõ ràng. Điều này tạo nên sự sinh động và độc đáo riêng của từng loại.

Gỗ bạch đàn có tốt không?

Những ai có ý định mua nội thất hay các sản phẩm từ gỗ bạch đàn chắc hẳn đều có chung thắc mắc “Gỗ bạch đàn có tốt không”. Để trả lời cho câu hỏi này bạn có thể tham khảo qua những ưu nhược điểm dưới đây.

Ưu điểm

Không phải ngẫu nhiên mà gỗ bạch đàn lại được người tiêu dùng ưa chuộng đến như vậy. Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội cùng với mức cả phải chăng khiến cho loại gỗ này đang bán rất chạy trên thị trường.

  • Phù hợp sản xuất nhiều loại sản phẩm: Đặc tính của gỗ bạch đàn rất dễ dàng cưa xẻ bằng máy móc, thích hợp cho việc tạo hình. Sau khi được gia công có thể chà nhám bề mặt sẽ tạo sự trong bóng và tăng tính thẩm mỹ.
  • Độc đáo: Do sở hữu đường vân gỗ đẹp mắt không theo quy luật nên rất thích hợp để làm đồ trang trí và nội thất sang trọng.
  • Khả năng bắt vít tốt: Quá trình sản xuất không tốn quá nhiều thời gian do gỗ bạch đàn có độ dính keo tốt, dễ dàng khoan đục. Ngoài ra màu sơn cũng giữ được lâu tạo độ bền đẹp trong thời gian dài.

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm trên gỗ bạch đàn cũng có một số điểm hạn chế. Khác với các loại gỗ thông thường, khả năng chịu lực của gỗ bạch đàn khá kém. Hầu như khi bị tác động bởi ngoại lực sẽ gây ra hiện tượng cong vênh thậm chí là biến dạng. Ngoài ra chúng cũng rất dễ bị mối mọt tấn công và không thể gia công bằng phương pháp hơi nước.

Gỗ bạch đàn được dùng để làm gì?

Gỗ bạch đàn rất phổ biến với mức giá phải chăng nên được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Ngoài việc sản xuất nội thất còn có xây dựng, làm giấy và sản phẩm chức năng trong y tế.

Bàn ghế gỗ bạch đàn

Gỗ bạch đàn có màu sắc tươi sáng thích hợp dùng làm bàn ghế trang trí trong nhà mang lại sự tinh tế. Đặc tính mềm dẻo và dễ chế tác nên rất phù hợp để chế tạo các sản phẩm nội thất. Ngoài ra gỗ bạch đàn đỏ cũng được ưa chuộng trong việc chế tạo các sản phẩm này bởi vẻ đẹp đặc trưng của nó.

Bộ Bàn Ghế Phòng Khách Gỗ Bạch Đàn HIGH END |HomeAZ.vn
Bàn ghế gỗ bạch đàn

Lục bình gỗ bạch đàn

Lục bình là món đồ phong thủy được nhiều người dùng để trang trí trong nhà với mong muốn thu hút sự may mắn và tài lộc. Lục bình chế tác từ những cành cây bạch đàn, được làm bằng tay thành hình các đường thẳng hoặc xoắn ốc đẹp mắt. Hơn nữa sản phẩm còn được đánh bóng mịn hoặc sơn lớp bảo vệ để tôn lên vẻ đẹp tự nhiên.

Cửa gỗ bạch đàn

Vật liệu để xây dựng các công trình thường được cân nhắc kỹ lưỡng về độ bền và tính thẩm mỹ. Sở dĩ gỗ bạch đàn được ứng dụng nhiều trong trường hợp này là do sự chắc chắn, đảm bảo sự an toàn. Hơn nữa việc điêu khắc lên gỗ khá dễ dàng, thích hợp chạm trổ các họa tiết trên cửa một cách sinh động.

Cửa gỗ bạch đàn
Cửa gỗ bạch đàn

Cột nhà gỗ bạch đàn

Gỗ bạch đàn có độ bền cao và tính linh hoạt tốt, nên được sử dụng để làm cột nhà trong kiến trúc truyền thống. Ngoài ra có gỗ bạch đàn đỏ còn có vẻ đẹp đặc trưng của nó giúp tăng thêm tính thẩm mỹ cho công trình đặc biệt. Loại gỗ này không độc hại, thậm chí còn tỏa ra mùi hương tự nhiên dễ chịu, tốt cho sức khỏe người dùng.

Cột nhà gỗ bạch đàn
Cột nhà gỗ bạch đàn

Giường gỗ bạch đàn

Một chiếc giường đạt chuẩn cần đảm bảo về sự chắc chắn để mang lại cho người sử dụng giấc ngủ chất lượng. Với vật liệu gỗ bạch đàn bạn sẽ sở hữu vật dụng có tuổi đời cao, bền bỉ theo thời gian. Hơn nữa màu sắc và vân gỗ uyển chuyển cũng giúp không gian trở nên tươi sáng và trang nhã.

Dùng để làm giấy

Gỗ bạch đàn thường được sử dụng để sản xuất trong ngành công nghiệp giấy. Vật liệu này chứa nhiều sợi cellulose và chất lignin thích hợp cho việc tạo nên những loại giấy chất lượng cao.

Gỗ bạch đàn được dùng để làm giấy
Gỗ bạch đàn được dùng để làm giấy

Tinh dầu bạch đàn

Tinh dầu được chiết xuất từ gỗ bạch đàn có tính kháng khuẩn, chống oxy hóa. Sản phẩm này được sử dụng để hỗ trợ cho việc điều trị các bệnh về đường hô hấp bởi mùi hương tự nhiên. Ngoài ra còn có tác dụng xua đuổi các loại côn trùng và ứng dụng trong làm đẹp. Bạn có thể sử dụng máy xông tinh dầu trong phòng để giúp thanh lọc không khí một cách hiệu quả.

Giá trị kinh tế của gỗ bạch đàn

Gỗ bạch đàn là một loại vật liệu phổ biến trong đời sống đem lại giá trị kinh tế cao. Hiện nay mặt hàng này đang được rất nhiều người ưa chuộng trên thị trường. Sở hữu những ưu điểm như: độ chắc chắn, màu sắc tươi sáng, vân gỗ độc đáo đã giúp cho gỗ bạch đàn trở thành sản phẩm có độ phổ biến cao.

Gỗ bạch đàn được trồng rất nhiều tại Việt Nam
Gỗ bạch đàn được trồng rất nhiều tại Việt Nam

Đặc biệt mức giá gỗ bạch đàn khá rẻ so với các loại khác nên bán rất chạy. Điều này mang lại hiệu quả kinh tế nhanh chóng cho người dân. Trung bình mỗi ha bạch đàn sẽ mang tới khoản thu nhập từ 200 đến 230 triệu đồng. Tùy từng loại sẽ có mức giá bán khác nhau, đối với gỗ xẻ sẽ dao động từ 2.700.000 – 3.000.000 đồng cho 1m3.

Ngoài việc ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, trồng gỗ bạch đàn cũng đem lại tác động tích cực với môi trường. Khi trồng thành rừng sẽ tạo ra hệ sinh thái đa dạng, ngăn ngừa xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu.

Những câu hỏi thường gặp về gỗ bạch đàn

Nếu đang có ý định mua các sản phẩm từ gỗ bạch đàn có thể bạn sẽ gặp nhiều thắc mắc về loại gỗ này. Dưới đây là tổng hợp một số câu hỏi thường thấy nhất về vấn đề này mà bạn có thể tham khảo.

Gỗ bạch đàn có bền không?

Cây bạch đàn được xếp trong loại gỗ mềm với khả năng chịu lực và chống ẩm khá kém. Tuy nhiên chúng vẫn rất bền theo thời gian với các sản phẩm nội thất. Bạn cũng cần lưu ý sử dụng một cách hợp lý, tránh các ngoại lực tác động và bảo quản trong môi trường khô ráo tránh ánh nắng trực tiếp.

Gỗ bạch đàn có bị mối không?

Một số loại gỗ bạch đàn có thể chống lại sự tấn công của mối, đặc biệt là loại gỗ bạch đàn đỏ. Tuy nhiên, khả năng này không quá mạnh mẽ nên vẫn rất dễ bị mối mọt làm hỏng sản phẩm.

Gỗ bạch đàn có làm nhà được không?

Gỗ bạch đàn thường được sử dụng để làm nội thất, cửa, sàn và các sản phẩm trang trí khác. Trong đó bao gồm cả các bộ phận kiến trúc lớn hơn như cột nhà, vách ngăn và tường. Gỗ bạch đàn khá bền bỉ, tính thẩm mỹ cao và được xem là một vật liệu lý tưởng để sử dụng trong xây dựng.

Thời gian thu hoạch gỗ bạch đàn?

Thời gian thu hoạch gỗ bạch đàn tùy thuộc vào loại cây, môi trường sống và cách chăm sóc. Thông thường, cây bạch đàn cần khoảng 5-10 năm để có thể thu hoạch được gỗ. Tùy từng môi trường khí hậu quá trình phát triển sẽ rút ngắn hoặc kéo dài hơn.

Share:

Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *