1. Cây gỗ Sưa là gì ?
Cây gỗ Sưa tên tiếng Anh là Dalbergia Odorifera. Ở Việt Nam, gỗ Sưa còn được biết đến với cái tên là Huỳnh đàn. Còn tiếng Trung Quốc quen gọi gỗ Sưa là giáng hương Hoàng Đàn hay Hoàng hoa lê (huanghuali).
Ngày xưa, được dùng làm bàn ghế nội thất cho vua quan ở Trung Quốc. Là loại gỗ được chọn để đóng quan tài cho các đời vua Trung Hoa.
Gỗ Sưa là loại gỗ được khai thác từ cây Sưa, đây là loại gỗ có mùi thơm nhẹ nhàng, quyễn rũ thoang thoảng tựa như kiểu gỗ trầm hương. Gỗ Sưa khi đốt sẽ tạo ra tàn có màu trắng đục, mùi rất khó chịu nên ngày xưa người ta hay gọi gỗ Sưa là gỗ Trắc thối.
Cây gỗ Sưa hiện nay thuộc nhóm 1A ( Tức là loại gỗ cực kỳ quý hiếm, cấm khai thác).
2. Tổng quát về cây gỗ sưa
Là cây gỗ nhỡ, rụng lá theo mùa, cao từ 6-12m (cũng có thể cao tới 15m), sinh trưởng trung bình. Thân cây dạng hợp trục, dáng phân tán. Vỏ thân cây màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Cành non màu xanh, có lông mịn thưa.
Lá mọc cách, cấu tạo lá dạng kép lông chim lẻ, mỗi là kép có từ 9-17 lá chét đính so-le trên cuống chính. Lá chét hình xoan thuôn, đầu nhọn hoặc có mũi ngọn, đuôi tròn, mặt dưới phiến lá thường có màu tái trắng. Kích thước lá chét dài từ 6–9 cm, rộng từ 3–5 cm, lá ché đính ở đầu cuống kép thường có kích thước lớn hơn các lá còn lại. Cuống chính và các cuống lá chét không lông, phiên lá chét không lông. Có lá kèm nhỏ không lông, sớm rụng.
Hoa mọc ra từ nách lá, thường xuất hiện trước khi lá mọc đầy đủ. Hoa tự tán gồm nhiều bông màu trắng, có kích thước 7-9mm, mùi thơm nhẹ. Mùa hoa vào tháng 2-3. Quả dạng đậu hình trứng thuôn dài, dài 5–7,5 cm, rộng khoảng 2-2,5 cm. Quả chứa 1-2 hạt, mỗi hạt có đường kính khoảng 8-9mm, hình thận dẹp. Quả khi chín không tự nứt.
3. Cây gỗ Sưa phân bố ở đâu ?
Cây Sưa phân bổ chủ yếu ở Việt Nam nhiều nhất ở Gia Lai, các tỉnh Tây Nguyên , ngoài ra nó được tìm thấy rải rác ở Hải Nam của Trung Quốc . Một số cây trồng ở trước cổng lăng Chủ Tịch, hoặc ven bờ hồ Hoàn Kiếm.
Sưa là loại cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày, độ ẩm cao. Phân bố ở đai độ cao tuyệt đối dưới 500m. Trong tự nhiên tìm thấy trong rừng mưa nhiệt đới và rừng mưa nhiệt đới gió mùa.
4. Cách nhận dạng và phân biệt gỗ sưa
- Làm sạch và dùng dao cắt mẫu gỗ Sưa thành những lát thật mỏng sau đó cho tất cả vào 1 cốc nước ấm, nếu hiện tượng xảy ra là trên bề mặt nước có hiện lên 1 lớp màng óng ánh rất mỏng giống như lớp dầu thì tỉ lệ đó là gỗ sưa là rất cao.
- Nhận biết gỗ Sưa đỏ bằng mùi hương: Với cách này thì cần người giám định phải có kinh nghiệm lâu năm. Đầu tiên là cần cạo sạch lớp bụi bẩn bên ngoài gỗ, lúc này sẽ thấy xuất hiện màu đỏ, sau đó ngửi vào thớ gỗ sửa này nếu có mùi thơm ngát hương trầm, cảm giác dễ chịu. Hoặc là đốt cho cháy từ từ miếng gỗ đó lên nếu khói tỏa hương thơm, cho ra tàn tro màu trắng ngà thì đó chắc chắn là gỗ sưa đỏ.
- Nhìn bằng mắt: Gỗ Sưa đỏ có màu đỏ bã trầu. Vân gỗ Sưa nổi lên từng lớp đặc trưng rất đẹp. Thớ gỗ vừa mịn vừa nhỏ có màu hồng đỏ, thi thoảng xen vào đó là thớ gỗ màu đen.
- Bằng phương pháp cân cũng có thể nhận biết được đâu là gỗ Sưa: nhẹ hơn gỗ Cẩm Lai, gỗ Trắc, gỗ Lim. Và nặng hơn gỗ Dổi, gỗ Xoan.