Nghề chạm khắc gỗ ở làng Phù Khê

Đồ gồ của người Việt ra đời từ rất sớm, có thể nó ra đời cùng với đồ gốm, nhưng do đặc tính của gỗ, do đạc điểm thời tiết nóng ẩm của nước ta nên độ bền của gỗ không giữ được lâu.

Những đồ gỗ mỹ nghệ cổ còn lưu lại được tới ngày nay cũng chỉ vài trăm năm gần đây. Đồ tre chắc hẳn là phổ biến hơn đồ gỗ trong mỗi căn nhà người Việt xưa kia. Đồ gỗ dân dụng thiên về sản phẩm mỹ nghệ chỉ thực sự được quan tâm khi đô thị với nền kinh tế thương mại phát triển vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII trở đi.

Làng Phù Khê, xã Phù Khê, tên Nôm là làng Giầm, tên cổ là Phù Đầm, nay thuộc thị xã Từ Sơn có nghề mộc, nghề chạm gỗ đạt độ tinh xảo từ lâu đời. Làng thờ tổ nghề là ông Nguyễn An, mùng 7 tháng giêng âm lịch hàng năm các phường thợ trong làng làm lễ cúng tế tổ nghề. Xã Phù Khê có bốn thôn, mỗi thôn có một nghề cổ truyền:

Nghĩa Lập bánh đúc, cháo kê

Tấn bào nung ngói, Phù Khê chạm rồng.

Tấn Bào và Nghĩa Lập là hai thôn của Phù Khê. Ngói mũi hài của Tấn Bào chất lượng nức tiếng trong vùng. Nghĩa Lập không những lừng danh với nghề nấu bánh đúc và cháo kê mà còn nổi tiếng về nghề thợ ngõa. Chạm rồng chính là nghề chạm khắc gỗ, Phù Khê Đông và Phù Khê Thượng hai làng nằm cạnh nhau. Đàn ông hai làng hầu như ai cũng biết nghề chạm khắc gỗ. Người làm nghề chạm gỗ ở đây đồng thời là những thợ mộc làm nhà.

Anh đi làm thợ nơi nao

Để em gánh đục gánh bào đi đưa

Trời nắng cho chí trời mưa

Để em gánh đục gánh cưa đi cùng.

Tên tuổi các cụ nghệ nhân ở Phù Khê có tay nghề chạm khắc nổi tiếng xưa kia vẫn còn được lưu truyền cho đến tận ngày nay và có lẽ dân làng còn nhớ mãi. Đó là cụ Cầu, cụ Bá Hai, cụ Hai Kiền… Khi nhà nước cho trùng tu sửa chữa các ngôi đình Đình Bảng, đình Thổ Hà, chùa Búp Tháp… thì các cụ đều được vời đến.Quy trình sản xuất nội thất bàn ghế gỗ ?

Dụng cụ hành nghề đục chạm gỗ rất đơn giản chỉ có vài thứ như cưa, bào, thẩm, ke, tràng, đục móng, đục thẳng các loại to nhỏ khác nhau. Công thức tính toán của làng nghề mộc Phù Khê là: “Quân bát, phát tam, tồn ngũ, phân nhị”, tức là đo chu vi để tính ra khoát (khoát là đường kính), chu vi chia làm tám phần, bỏ đi ba phần, lấy năm phần, rồi chia hai sẽ ra kết quả. Công việc cắt gỗ, phạt gỗ, bào gỗ, đục mộng là công việc đầu tiên của các phó thợ. Thợ giỏi là người phải biết tính toán sao cho lựa được độ vặn vỏ đỗ, hay tránh được độ vênh, cong, mo… của từng cây gỗ. Khúc cong làm vào việc gì, khúc thẳng sử dụng vào việc gì. Từ cái quá giang, cái câu đầu, cái trụ, cái đấu đến cái xà thượng xà hạ, rồi hoành, kèo, thượng lương cho tới cái bẩy, cái kẻ… đến những tấm riềm, bức thuận cửa buồng…

Quy trình sản xuất chia làm ba khâu. Khâu thứ nhất là cắt, xẻ gỗ và đục các mộng mẹo gọi là làm thô, còn gọi là làm ngang. Khâu thứ hai là chạm thô, khâu thứ ba là chạm tinh. Nghề chạm khắc gỗ ở Phù Khê lưu truyền câu nói: “Nhất mộc, nhị nhân, tam vân, tứ thú”,  ý nói khó nhất là chạm cây cối, khó thứ hai là chạm hình người, thứ ba là chạm mây, thứ tư là chạm những con thú.

Các hoa văn trang trí chạm khắc theo các mô típ hoa sen, hoa cúc, phật thủ, lan tây… Rồi tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai”, “long, ly, quy, phượng”, “sỹ, nông, công, thương”… Mỗi bức chạm dù cùng là cây trúc hóa rồng, hay cùng một hình tượng con nghê, con phượng, nhưng không phải của nghệ nhân nào cũng giống nhau, vì sự cảm thụ, và năng khiếu của mỗi người không bao giờ giống nhau.

Tranh gỗ đục Tứ Linh (Long_Lân_Quy_Phượng)gỗ hương đỏ Lào.1m33x50cm.12-11-2016 - YouTube

Ở Bắc Ninh có rất nhiều kiến trúc đình chùa đẹp nổi tiếng như đình Diềm, đình Đình Bảng, đình Phù Lưu, đình Cổ Mễ, đình Hồi Quan… Tuy nhiên cả tỉnh không phải chỉ có Phù Khê có nghề mộc làm và đục chạm. Song có thể khẳng định những công trình kiến trúc đình chùa miếu mạo trên vùng đất Kinh Bắc xưa kia chắc chắn phải do những tốp thợ là người Kinh Bắc làm nên. Theo các cụ bô lão ở làng Phù Khê và qua tìm hiểu một số tài liệu liên quan thì các ngôi chùa Tây Phương (Hà Tây cũ), chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng, Bắc Giang), đình làng Phù Lão (Lạng Giang, Bắc Giang)… đều do các hiệp thợ người Phù Khê thi công. Các bức chạm gỗ trang trí tại các ngôi đình, chùa nói trên là những tác phẩm điêu khắc hết sức tinh xảo, nghệ thuật, đề tài của các bức chạm là những cảnh sinh hoạt của con người như cảnh đấu cờ, cảnh mẹ con, nam nữ tỏ tình, cảnh phạt vạ, cảnh quan quân áp bức, cảnh đi săn thú… tất cả đều được mô tả hết sức khái quát, sinh động và phóng túng qua bàn tay tài khéo của các nghệ nhân người làng Phù Khê. Như vậy chùa Tây Phương, chùa Vĩnh Nghiêm, đình Phù Lão… và còn nhiều nữa chính là những bản hồ sơ lý lịch xác đáng và vẻ vang của nghề chạm khắc gỗ làng Phù Khê.

Ngoài nghề đục chạm làm nhà cửa, đình chùa… người làng Phù Khê còn làm đồ gỗ dân dụng. Bước chuyển đổi từ nghề mộc, đục chạm làm nhà sang nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ của dân Phù Khê là một bước ngoặt vô cùng quan trọng. Sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ của dân làng Phù Khê là những chiếc hương án, án thư, tủ sách, hoành phi, câu đối, tượng Phật, các đồ thờ cúng, tế tự, rồi tràng kỷ, tủ chè, tủ chùa, gường sập, rương, hòm, bình phong, khay trà và các loại hộp, tráp… Có loại đồ gỗ được khảm trai, có loại chạm thủng, có loại chạm kênh bong, lại có loại chạm nổi, chạm chìm như những bức phù điêu sinh động… Những mặt hàng này đã được khách hàng trong nước và nước ngoài hết sức hâm mộ.

Ngày nay Phù Khê vẫn đang tiếp nối nghề truyền thống của quê hương mình một cách mạnh mẽ hơn. Nhiều gia đình ở Phù Khê làm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ có doanh thu hàng tỷ đồng hàng năm. Người dân Phù Khê từ lâu đã biết duy trì, phát triển nghề truyền thống kết hợp với khả năng buôn bán rất năng động.

tranh -đĩa gỗ -tứ linh gỗ hương đường kính 40cmx40cm cao 50cm | Shopee Việt Nam

 

Nguồn: Đỗ Hữu Bảng
Share:

Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *