Các làng nghề và tổ nghề mộc chạm tại Bắc Ninh

Tại Bắc Ninh, đồ mộc chạm cơ bản được sản xuất ở Phù Khê, Kim Thiều. Phù Khê tên làng nghề cũng là tên phường thuộc Thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh ngày nay. Từ xa xưa đã góp vào thủ công địa phương bằng nghề chạm gỗ đề vào câu ca dao:
“Nghĩa Lập bánh đúc, cháo kê
Tấn Bào nung ngói, Phù Khê chạm rồng”

Thợ Phù Khê ngày xưa đi khắp nơi cắt gỗ dựng nhà, xẻ gỗ đóng đồ. Dựng nhà sau khi chọn gỗ lấy mực còn phải chạm trang trí, mà với các đình, chùa và nhà đại khoa thì phần chạm khắc khá công phu, tỉ mỉ với nhiều đề tài quen thuộc và phải luôn sáng tạo, đổi mới. Ngoài ra, còn đóng bàn thờ, hương án, ngai ỷ, sập gụ, tủ chè, và ngày nay thêm nhiều đồ mới, cả sáng tác tượng nghệ thuật. Thợ đi làm dù gần hay xa, Tết đều về quê và giữ lệ làng trong đó có giỗ Tổ nghề mộc chạm vào ngày mồng 7 tháng Giêng: “Mồng Bảy phường thợ. Mồng Tám khám mã”.

Kim Thiều thuộc phường Hương Mạc, cùng ở thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh, chuyên đóng các đồ mộc chạm, về sau này mới tạc tượng thờ và tượng chơi. Tương truyền, cụ Tổ nghề ở đây họ Nguyễn, đã truyền nghề cho lớp con cháu thuộc các dòng họ trong làng, rồi cha truyền con nối phát triển mãi đến nay. Không rõ cụ Tổ nghề sống ở đời nào, song phải từ rất xa xưa, lớp học trò của cụ nhiều người có tay nghề đến thành huyền thoại. Có người đã đóng ngai rồng cho vua và phạm tội khi quân (như chuyện Tô Phú Vượng ở xứ Đông), có người đã tạc cả đàn voi trên một hạt đỗ, có người đã chạm cả cảnh thủy chiến trên vẩy gỗ chỉ bằng một đồng xu,…. Ngày nay thợ Kim Thiều có thể chạm bất cứ đề tài gì, một mẩu gỗ cũng có thể biến thành tác phẩm nghệ thuật.
Có giỗ Tổ nhưng không rõ lai lịch Tổ, chỉ truyền nhau đã có từ rất lâu, và từ nhiều thế kỷ trước đã dựng lên những chùa to đình lớn trong ngoài xứ Bắc.  
Có thể thấy, các làng nghề mộc chạm ở Bắc Ninh đã nổi tiếng từ bao đời nay về sự tài hoa của họ./.

Share:

Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *